CÁCH NỐI ĐẤT CHO THIẾT BỊ ĐIỆN
Cách nối đất cho thiết bị điện an toàn nhất như thế nào? Dây tiếp đất là gì? Cách nối dây tiếp đất cho bình nóng lạnh và máy giặt có giống nhau không? Cách đóng cọc tiếp đất đúng kỹ thuật! Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây của các chuyên gia đến từ STANDAVIETNAM.VN!
Hướng dân dẫn cách nối dất cho khách hàng
Thực tế sau rất nhiều khảo sát của công ty cổ phần Standa Việt Nam thì gần như các thiết bị sử dụng điện rất ít được nối đất.Cũng chính vì vấn đề này mà khi sảy ra thiên tai như sét đánh thì cách thiết bị điện bị hư rất nhiều và ảnh hưởng lan rộng rất lớn.
Dây tiếp đất là gì
Trước hết chúng ta tìm hiểu về tiếp đất.
Tiếp đất hay còn gọi là tiếp địa hoặc nối đất. Đây là một phương pháp giải quyết vấn đề rò rỉ điện bên ngoài các thiết bị điện, điện tử. Đối với các thiết bị điện gia dụng như tủ lạnh, máy giặt, bình nóng lạnh, việc tiếp đất rất quan trọng.
Cách tiếp đất cho bình nóng lạnh và máy giặt cũng như các thiết bị điện khác là hoàn toàn giống nhau.
Quay trở lại với câu hỏi, dây tiếp đất đơn giản là đoạn dây dẫn kim loại có tác dụng truyền điện rò rỉ từ thiết bị xuống đất, tạo thành vòng khép kín để triệt tiêu dòng điện phát sinh ngoài ý muốn. Dây này được nối với vỏ kim loại của các thiết bị điện trong nhà.
Video ổn áp Litanda 10KVA đời mới nhất:
>>> Xem ngay ổn áp Standa 20KVA dành cho gia đình có đầy đủ các thiết bị điện cao cấp!
Nối đất an toàn thiết bị điện
Tác dụng của việc tiếp đất :
– Tăng sự an toàn cho người
– Tăng độ tin cây cho hệ thống, đảm bảo phục vụ khách hàng tốt hơn
– Cải thiện sự hoạt động của hệ thống:
+ Giảm mức nhiễu xung quanh
+ Tăng độ tin cậy cho hệ thống
+ Giảm hư hỏng thiết bị
+ Tăng tuổi thọ cho các thiết bị
+…………..
Cách nối đất cho thiết bị điện
Để làm cọc nối đất , bạn cần có một cọc đồng tiết diện 10mm , độ dài 2m nếu đất khô , 1m nếu đất ẩm , đóng cọc xuống đất và dùng dây điện cỡ 25 hay 30 làm dây dẫn đến các thiết bị cần nối đất .
Khi muốn nối đất thiết bị , cần nối dây đất vào vỏ kim loại của thiết bị .
Chiều sâu và số lượng cọc tùy thuộc vào địa chất từng vùng, làm sao khi kiểm tra điện trở đo được dưới 10 Ohm.
Các cọc phải nối với nhau bằng dây đồng, hàn hoặc bắt bằng bulon đồng.
Cách nối đất
Đóng cọc tiếp đất tại những nơi qui định sao cho khoảng cách giữa các cọc bằng 2 lần độ dài cọc đóng xuống đất. Tuy nhiên, ở những nơi có diện tích làm hệ thống đất giới hạn thì có thể đóng các cọc với khoảng cách ngắn hơn (nhưng không được ngắn hơn 1 lần chiều dài cọc).
Đóng cọc sâu đến khi đỉnh cọc cách đáy rãnh từ 100mm đến 150mm.
Dây dẫn sét trực tiếp từ kim chống sét hoặc cáp tiếp đất từ bản đồng tiếp đất chính sẽ được liên kết vào hệ thống đất tại vị trí cọc trung tâm (vị trí hố kiểm tra điện trở đất).
Trên đây là những kinh nghiệm về cách nối đất cho thiết bị điện mà chúng tôi sưu tầm lại được từ các chuyên gia điện đến từ Standa Việt Nam nếu quý khách hàng có thắc mắc gì hay có những ý kiến khác xin hãy coment ở dưới để chúng ta cùng thảo luận nhé.