ĐỐ BẠN BIẾT HIỆU ĐIỆN THẾ LÀ GÌ ?
Hiệu điện thế là gì? Định nghĩa hiệu điện thế, kí hiệu và công thức tính điện thế? Hiệu điện thế của điện sinh hoạt là bao nhiêu vôn? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây. Tư vấn bởi chuyên gia điện đến từ Công ty Cổ phần Standa Việt Nam!
- Hiệu điện thế là gì
- Định nghĩa hiệu điện thế :
- Hiệu điện thế hay điện áp là sự chênh lệch về điện thế giữa hai cực.
Xem thêm : sử dụng ổn áp standa 5kva để đo đủ điện 220v đầu ra nhé
Hiệu điện thế là gì?
Hiệu điện thế là công thực hiện được để di chuyển một hạt điện tích trong trường tĩnh điện từ điểm này đến điểm kia. Hiệu điện thế có thể đại diện cho nguồn năng lượng (lực điện), hoặc sự mất đi, sử dụng, hoặc năng lượng lưu trữ (giảm thế).
Video ổn áp Litanda 10KVA đời mới nhất:
Vôn kế có thể được sử dụng để đo hiệu điện thế giữa hai điểm trong một hệ thống điện; thường gốc thế điện của một hệ thống điện được chọn là mặt đất. Hiệu điện thế có thể được sinh ra bởi các trường tĩnh điện, dòng điện chạy qua từ trường, các trường từ thay đổi theo thời gian, hoặc sự kết hợp của 3 nguồn trên.
Dưới đây là hình ảnh của thiết bị vôn kế, sử dụng để đo hiệu điện thế :
Định nghĩa hiệu điện thế và Công thức tính và kí hiệu của hiệu điện thế
Hiệu điện thế có kí hiệu ∆V hay ∆U, thường được viết đơn giản là V hoặc U. Tất cả chúng ta đều đã được học qua chương trình vật lý lớp 7 hoặc lớp 11.
Công thức: VM = AM∞qAM∞q
Hiệu điện thế giữa 2 điểm trong điện trường là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của điện trường khi có 1 điện tích di chuyển giữa 2 điểm đó.
UMN = VM – VN = AMNqAMNq
Chú ý:
– Điện thế, hiệu điện thế là một đại lượng vô hướng có giá trị dương hoặc âm;
– Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N trong điện trường có giá trị xác định còn điện thế tại một điểm trong điện trường có giá trị phụ thuộc vào vị trí ta chọn làm gốc điện thế.
– Trong điện trường, véctơ cường độ điện trường có hướng từ nơi có điện thế cao sang nơi có điện thế thấp.
Trong công thức tính thế năng của một điện tích q tại một điểm M trong điện trường WM = VMq thì hệ số VM không phụ thuộc q, mà chỉ phụ thuộc điện trường tại M. Nó đặc trưng cho điện trường về phương diện tạo ra thế năng của điện tích q. Ta gọi nó là điện thế tại M :
VM=WMq=AM∞qVM=WMq=AM∞q
b) Định nghĩa
Điện thế tại một điểm M trong điện trường là đại lượng đặc trưng riêng cho điện trường về khả năng sinh công khi đặt nó tại một điện tích q. Nó được xác định bằng thương số của công của lực điện tác dụng lên q khi q di chuyển từ M ra vô cực và độ lớn của q :
VM=AM∞qVM=AM∞q
c) Đơn vị điện thế.
Đơn vị điện thế là Vôn, kí hiệu là V.
Trong công thức , nếu q = 1 C, AM∞ = 1 J thì VM = 1 V.
d)Đặc điểm của hiệu điện thế.
Điện thế là đại lượng số. Trong công thức VM=AM∞qVM=AM∞q vì q > 0 nên nếu
AM∞ >0 thì VM > 0. Nếu AM∞ < 0 thì VM < 0.
Điện thế của đất và của một điểm ở vô cực thường lấy bằng 0. (Vđất = 0).
Trong các đơn vị đo về điện thì hiệu điện thế đóng vai trò rất quan trọng trong các phép tính về công suất và điện năng tiêu thụ.Nếu không có phép đo hiệu điện thế thì các phép đo không thể thực hiện được.